Chương 38
Kiệu hoa một đường từ Ôn phủ đến Quốc công phủ rồi dừng lại trước cổng chính.
Ôn Diệp chậm rãi từ trong kiệu hoa bước xuống, lúc này một bàn tay duỗi đến trước mặt nàng, ngón tay thon dài, lòng bàn tay mỏng mà rộng, không giống bàn tay của người đọc sách mà Ôn Diệp vẫn thường thấy, ví dụ như tay của huynh trưởng Ôn gia vừa dài vừa mảnh, chỉ có chỗ hay cầm bút là có vết chai mỏng.
Bàn tay của người nam nhân trước mặt dường như ẩn chứa một lực lượng vô hạn, thâm sâu không thể lường thấu.
Giữa một mảnh hoan hô chúc tụng, Ôn Diệp đặt tay mình vào lòng bàn tay Từ Nguyệt Gia.
Phu phụ lão Quốc công đã mất nhiều năm, vì vậy bọn họ phải quỳ bái là bài vị của hai người. Sau một loạt quy trình, Ôn Diệp được đưa vào phòng tân hôn.
Chờ sau khi tục uống rượu hợp cẩn kết thúc thì đêm đã khuya.
Khi người không liên quan đã đi hết, ngoài bọn tỳ nữ ở gian ngoài ra, trong phòng chỉ còn lại Ôn Diệp và Từ Nguyệt Gia.
Sau khi xốc khăn voan trùm đầu, lần đầu tiên Ôn Diệp nhìn thấy diện mạo của Từ Nguyệt Gia.
Quả thật có tư cách khiến nữ tử Thịnh Kinh vừa gặp đã lầm lỡ cả đời.
Dáng người như Tùng Bách, khi quay người lại, mày thanh mắt sáng, cố tình một thân hồng y càng tăng thêm mấy phần dục sắc.
Chỉ thoáng nhìn thôi đã đủ mê hoặc lòng người.
Nhưng ánh mắt của Ôn Diệp từ đầu đến cuối đều bình tĩnh, chỉ có một thoáng kinh diễm lúc đầu vì nhìn thấy cái đẹp.
"Muốn ăn cái gì cứ gọi tỳ nữ đi lấy." Từ Nguyệt Gia trầm giọng nói: "Muộn chút ta sẽ trở lại."
Nói xong cũng không chờ Ôn Diệp lên tiếng đã rời khỏi tân phòng.
Người vừa đi, Ôn Diệp lập tức duỗi vai đấm lưng, đồng thời hướng ra bên ngoài gọi: "Vân Chi."
"Phu nhân." Lúc Vân Chi bước vào phòng, trên tay bưng khay, mặt trên là mấy loại điểm tâm: "Đào Chi và Liễu Nha tỷ tỷ đi lấy thức ăn nóng rồi, người ăn hai khối bánh mềm lót dạ trước."
Ôn Diệp lại nói: "Mau mau maul Lấy đồ trên đầu ta xuống, nặng quá đi mất."
Đội cả một ngày trời, cổ cũng sắp gấy rồi.
Vân Chi vội vàng đặt khay xuống, chạy tới giúp đỡ.
Một khắc sau, thành công gỡ đồ trang sức rườm rà xuống, Ôn Diệp ngồi xuống cạnh bàn, một tay cầm trà, một tay cầm điểm tâm.
Chưa tới một lát sau, Đào Chi cùng với tỳ nữ Tây viện Liễu Nha bưng đồ ăn nóng dọn lên bàn.
Đều là thức ăn khá thanh đạm, không phải hợp khẩu vị của Ôn Diệp, nhưng đối với một người đã bị bỏ đói cả ngày như nàng mà nói, ăn gì đã không còn quan trọng nữa, có thể lấp đầy bụng mới là quan trọng nhất.
Ôn Diệp ăn non nửa bát mì thịt thái sợi, mấy miếng cá hấp và thịt, lại gắp thêm vài đũa rau. Nàng không dám ăn quá nhiều, chờ lát nữa còn có vận động phải làm.
Ăn uống xong xuôi, Ôn Diệp đến trắc gian tắm rửa, khi trở lại phòng ngủ thì thấy Từ Nguyệt Gia vẫn chưa về, bèn gọi mấy tỳ nữ của Tây viện tới để tìm hiểu tình huống.
Người vừa nãy cùng vào phòng với Đào Chỉ là Liễu Nha, nghe nàng ấy nói, sau khi tiền nhị phu nhân mất, Quốc công phu nhân giao phần lớn sự vụ ở Tây viện cho nàng ấy xử lý, chỉ mỗi tuần kiểm tra một lần.
Tỳ nữ ở Tây viện không nhiều, tỳ nữ nhất đẳng chỉ có hai người, một người khác tên là Liễu Tâm, Liễu Nha phụ trách hậu viện Tây viện, mà Liễu Tâm càng nghiêng về tiền viện.
Cũng có nghĩa là tất cả sự vụ ở thư phòng của Từ Nguyệt Gia đều do Liễu Tâm phụ trách.
Ôn Diệp chậm rãi từ trong kiệu hoa bước xuống, lúc này một bàn tay duỗi đến trước mặt nàng, ngón tay thon dài, lòng bàn tay mỏng mà rộng, không giống bàn tay của người đọc sách mà Ôn Diệp vẫn thường thấy, ví dụ như tay của huynh trưởng Ôn gia vừa dài vừa mảnh, chỉ có chỗ hay cầm bút là có vết chai mỏng.
Bàn tay của người nam nhân trước mặt dường như ẩn chứa một lực lượng vô hạn, thâm sâu không thể lường thấu.
Giữa một mảnh hoan hô chúc tụng, Ôn Diệp đặt tay mình vào lòng bàn tay Từ Nguyệt Gia.
Phu phụ lão Quốc công đã mất nhiều năm, vì vậy bọn họ phải quỳ bái là bài vị của hai người. Sau một loạt quy trình, Ôn Diệp được đưa vào phòng tân hôn.
Chờ sau khi tục uống rượu hợp cẩn kết thúc thì đêm đã khuya.
Khi người không liên quan đã đi hết, ngoài bọn tỳ nữ ở gian ngoài ra, trong phòng chỉ còn lại Ôn Diệp và Từ Nguyệt Gia.
Sau khi xốc khăn voan trùm đầu, lần đầu tiên Ôn Diệp nhìn thấy diện mạo của Từ Nguyệt Gia.
Quả thật có tư cách khiến nữ tử Thịnh Kinh vừa gặp đã lầm lỡ cả đời.
Dáng người như Tùng Bách, khi quay người lại, mày thanh mắt sáng, cố tình một thân hồng y càng tăng thêm mấy phần dục sắc.
Chỉ thoáng nhìn thôi đã đủ mê hoặc lòng người.
Nhưng ánh mắt của Ôn Diệp từ đầu đến cuối đều bình tĩnh, chỉ có một thoáng kinh diễm lúc đầu vì nhìn thấy cái đẹp.
"Muốn ăn cái gì cứ gọi tỳ nữ đi lấy." Từ Nguyệt Gia trầm giọng nói: "Muộn chút ta sẽ trở lại."
Nói xong cũng không chờ Ôn Diệp lên tiếng đã rời khỏi tân phòng.
Người vừa đi, Ôn Diệp lập tức duỗi vai đấm lưng, đồng thời hướng ra bên ngoài gọi: "Vân Chi."
"Phu nhân." Lúc Vân Chi bước vào phòng, trên tay bưng khay, mặt trên là mấy loại điểm tâm: "Đào Chi và Liễu Nha tỷ tỷ đi lấy thức ăn nóng rồi, người ăn hai khối bánh mềm lót dạ trước."
Ôn Diệp lại nói: "Mau mau maul Lấy đồ trên đầu ta xuống, nặng quá đi mất."
Đội cả một ngày trời, cổ cũng sắp gấy rồi.
Vân Chi vội vàng đặt khay xuống, chạy tới giúp đỡ.
Một khắc sau, thành công gỡ đồ trang sức rườm rà xuống, Ôn Diệp ngồi xuống cạnh bàn, một tay cầm trà, một tay cầm điểm tâm.
Chưa tới một lát sau, Đào Chi cùng với tỳ nữ Tây viện Liễu Nha bưng đồ ăn nóng dọn lên bàn.
Đều là thức ăn khá thanh đạm, không phải hợp khẩu vị của Ôn Diệp, nhưng đối với một người đã bị bỏ đói cả ngày như nàng mà nói, ăn gì đã không còn quan trọng nữa, có thể lấp đầy bụng mới là quan trọng nhất.
Ôn Diệp ăn non nửa bát mì thịt thái sợi, mấy miếng cá hấp và thịt, lại gắp thêm vài đũa rau. Nàng không dám ăn quá nhiều, chờ lát nữa còn có vận động phải làm.
Ăn uống xong xuôi, Ôn Diệp đến trắc gian tắm rửa, khi trở lại phòng ngủ thì thấy Từ Nguyệt Gia vẫn chưa về, bèn gọi mấy tỳ nữ của Tây viện tới để tìm hiểu tình huống.
Người vừa nãy cùng vào phòng với Đào Chỉ là Liễu Nha, nghe nàng ấy nói, sau khi tiền nhị phu nhân mất, Quốc công phu nhân giao phần lớn sự vụ ở Tây viện cho nàng ấy xử lý, chỉ mỗi tuần kiểm tra một lần.
Tỳ nữ ở Tây viện không nhiều, tỳ nữ nhất đẳng chỉ có hai người, một người khác tên là Liễu Tâm, Liễu Nha phụ trách hậu viện Tây viện, mà Liễu Tâm càng nghiêng về tiền viện.
Cũng có nghĩa là tất cả sự vụ ở thư phòng của Từ Nguyệt Gia đều do Liễu Tâm phụ trách.