Chương 191
Lãng mạn 1
Cái chân bé tí của Nguyên Đản đá nhẹ vào hai cây trúc, còn A Tráng thì ở phía trên gõ. Sau đó, thằng bé bị chị dâu họ gào lên mắng hai câu.
"Lạnh như thế này! Bộ con muốn bị nứt da à?"
Vào mùa đông, tay của A Tráng thường bị nứt nẻ, chẳng trách sao chị dâu họ lại lo lắng.
A Tráng bị mắng liền thu tay lại, còn dắt Nguyên Đản đứng xa hơn một chút.
Nóc nhà không có gì đáng lo lắm, thay vài lát ngói là ổn ngay. Thang gỗ bị lấy đi, sau khi Đường Văn Sinh rửa sạch tay thì nói với Phong Ánh Nguyệt vài câu, sau đó hỗ trợ trong đội giúp anh họ cả.
Mẹ Đường ngâm nấm phơi khô thật kĩ, chuẩn bị hầm với thịt để ăn vào buổi tối.
Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Tuệ đắp người tuyết ở trong sân, tụi nhỏ không thể chơi tuyết nhưng đứng ở bên cạnh nhìn cũng thấy rất vui vẻ.
Kết quả là sáng sớm ngày hôm sau, người tuyết nhỏ đã bị bao phủ bởi trận tuyết to tối qua.
Đường Văn Sinh cẩn thận dọn dẹp nhưng trông không đẹp bằng hôm qua, vậy nên anh đã đích thân sửa lại một phen. Sau khi Nguyên Đản thức dậy thì chuyện đầu tiên nó làm là đi xem người tuyết, nhưng nó cảm thấy nhìn không giống với hôm qua lắm.
"Nó béo ra kìa."
Nguyên Đản chỉ vào cái bụng to của người tuyết rồi nói với Phong Ánh Nguyệt.
"Đúng rồi, hôm qua tuyết rơi nên mẹ tuyết đã cho nó thêm quần áo đó." Phong Ánh Nguyệt nói.
Chị dâu hai Đường rửa mặt ở một bên nghe vậy hơi xúc động. Lúc trở về giúp đỡ nhà bếp thì nhắc đến câu mà Phong Ánh Nguyệt nói với Nguyên Đản: "Sao mà có nhiều chuyện để kể thế nhỉ?"
"Đúng thật." Đường Văn Tuệ gật đầu: "Hơn nữa chị dâu ba còn kể nhiều câu chuyện lắm, mỗi lần nghe xong em đều suy tư lâu thật lâu. Có những lúc đêm về em nằm mơ cứ ngỡ em là người trong câu chuyện đó không đấy."
"Có ai bảo không phải đâu?"
Chị dâu hai Đường liên tục gật đầu, càng thêm nể phục Phong Ánh Nguyệt. Phong Ánh Nguyệt ở nhà thêm vài ngày thì lại quay về huyện.
Thứ nhất là do đến ca trực của Đường Văn Sinh, thứ hai là do trường sắp tổ chức thi cuối kì nên Phong Ánh Nguyệt phải về để thi.
Khi có thành tích kì thi thì Phong Ánh Nguyệt vẫn là người đứng thứ nhất của cả huyện như trước, cô nhận được sáu đồng và ba chiếc khăn mặt.
Thầy Vương biết cô muốn học sách giáo khoa của trường trung học phổ thông lắm rồi nên cho cô vài đề thi trung học phổ thông để khi nào rảnh rỗi thì làm ở nhà, để cho Đường Văn Sinh kiểm tra giúp cô.
Phong Ánh Nguyệt buông giày len xuống, bắt đầu chăm chú làm bài. Buổi tối Đường Văn Sinh về kiểm tra cho cô, nói tóm lại đề của lớp mười không khó lắm.
"Tốt lắm, không ngừng nỗ lực."
Đường Văn Sinh khen.
Khi xe bò của Chương Nam Tuyền vội vàng đưa giày len nhà làm đến thì Phong Ánh Nguyệt vừa rót nước cho cậu ấy vừa nói chuyện Dương Bảo Quốc không thu giày len nữa.
Chương Nam Tuyền cũng không bất ngờ gì, khéo léo từ chối lời mời nán lại sau khi ăn của Phong Ánh Nguyệt thì đi dạo một vòng quanh huyện rồi trở về đội sản xuất.
Đám người thím ba Đường biết chuyện không thu giày len nữa thì lấy lại tiền mà Chương Nam Tuyền đưa, trong đó còn có số tiền mà bọn họ nhờ Chương Nam Tuyền mua cuộn len sợi.
"Cũng phải, sắp sang năm mới rồi, nếu còn thu nữa thì đến mùa xuân cũng không mặc được."
"Đúng vậy, mùa đông năm nay có thể lời thêm chút tiền đã là chuyện vui ngoài ý muốn, cũng không tệ."
Tuy mọi người thấy tiếc nuối nhưng cũng không quá thất vọng, dù sao năm nay nhờ vào chút tiền lời buôn bán của Phong Ánh Nguyệt đã là chuyện rất tốt so với những năm qua rồi.
Cuối cùng, Đường Văn Tuệ cũng có thời gian rảnh rỗi không cần đan len nữa, Chương Nam Tuyền không có việc gì thì chơi cùng với cô ấy.
Tình cảm của hai người đang tiến triển rất tốt, Đường Văn Cường thấy hâm mộ nên thường tặng quà cho nhà Xuân Phân, tiện thể giúp đỡ làm việc luôn.
Nhà Xuân Phân rất tốt với Đường Văn Cường, chị dâu Xuân Phân còn lén nói với mẹ Xuân Phân rằng: "Cái cậu Trương Đại Lực kia kìa, đính hôn với nhà mình lâu như vậy mà có giúp cho nhà mình được chuyện gì đâu? Lần nào cũng là nhà mình đi giúp nhà người ta, xem cái cậu này đi, so người này với người kia quả là tức muốn chết!"
"Sau này đừng nói mấy chuyện xui xẻo đó nữa! Hừ! Cách xa cậu ta ra thì Xuân Phân nhà mình mới ngày càng tốt hơn." Mẹ Xuân Phân trách móc: "Nhìn đi, bây giờ hai người bọn nó tốt vậy thôi, chứ đến lúc cãi nhau thì mấy chuyện thất đức của cậu ta khiến cho vợ cậu ta bị người khác chửi rủa đấy thôi!"
Quả thật như vậy, bây giờ nói không để bụng nhưng thực chất đã trở thành một cái gai rồi.
Cái chân bé tí của Nguyên Đản đá nhẹ vào hai cây trúc, còn A Tráng thì ở phía trên gõ. Sau đó, thằng bé bị chị dâu họ gào lên mắng hai câu.
"Lạnh như thế này! Bộ con muốn bị nứt da à?"
Vào mùa đông, tay của A Tráng thường bị nứt nẻ, chẳng trách sao chị dâu họ lại lo lắng.
A Tráng bị mắng liền thu tay lại, còn dắt Nguyên Đản đứng xa hơn một chút.
Nóc nhà không có gì đáng lo lắm, thay vài lát ngói là ổn ngay. Thang gỗ bị lấy đi, sau khi Đường Văn Sinh rửa sạch tay thì nói với Phong Ánh Nguyệt vài câu, sau đó hỗ trợ trong đội giúp anh họ cả.
Mẹ Đường ngâm nấm phơi khô thật kĩ, chuẩn bị hầm với thịt để ăn vào buổi tối.
Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Tuệ đắp người tuyết ở trong sân, tụi nhỏ không thể chơi tuyết nhưng đứng ở bên cạnh nhìn cũng thấy rất vui vẻ.
Kết quả là sáng sớm ngày hôm sau, người tuyết nhỏ đã bị bao phủ bởi trận tuyết to tối qua.
Đường Văn Sinh cẩn thận dọn dẹp nhưng trông không đẹp bằng hôm qua, vậy nên anh đã đích thân sửa lại một phen. Sau khi Nguyên Đản thức dậy thì chuyện đầu tiên nó làm là đi xem người tuyết, nhưng nó cảm thấy nhìn không giống với hôm qua lắm.
"Nó béo ra kìa."
Nguyên Đản chỉ vào cái bụng to của người tuyết rồi nói với Phong Ánh Nguyệt.
"Đúng rồi, hôm qua tuyết rơi nên mẹ tuyết đã cho nó thêm quần áo đó." Phong Ánh Nguyệt nói.
Chị dâu hai Đường rửa mặt ở một bên nghe vậy hơi xúc động. Lúc trở về giúp đỡ nhà bếp thì nhắc đến câu mà Phong Ánh Nguyệt nói với Nguyên Đản: "Sao mà có nhiều chuyện để kể thế nhỉ?"
"Đúng thật." Đường Văn Tuệ gật đầu: "Hơn nữa chị dâu ba còn kể nhiều câu chuyện lắm, mỗi lần nghe xong em đều suy tư lâu thật lâu. Có những lúc đêm về em nằm mơ cứ ngỡ em là người trong câu chuyện đó không đấy."
"Có ai bảo không phải đâu?"
Chị dâu hai Đường liên tục gật đầu, càng thêm nể phục Phong Ánh Nguyệt. Phong Ánh Nguyệt ở nhà thêm vài ngày thì lại quay về huyện.
Thứ nhất là do đến ca trực của Đường Văn Sinh, thứ hai là do trường sắp tổ chức thi cuối kì nên Phong Ánh Nguyệt phải về để thi.
Khi có thành tích kì thi thì Phong Ánh Nguyệt vẫn là người đứng thứ nhất của cả huyện như trước, cô nhận được sáu đồng và ba chiếc khăn mặt.
Thầy Vương biết cô muốn học sách giáo khoa của trường trung học phổ thông lắm rồi nên cho cô vài đề thi trung học phổ thông để khi nào rảnh rỗi thì làm ở nhà, để cho Đường Văn Sinh kiểm tra giúp cô.
Phong Ánh Nguyệt buông giày len xuống, bắt đầu chăm chú làm bài. Buổi tối Đường Văn Sinh về kiểm tra cho cô, nói tóm lại đề của lớp mười không khó lắm.
"Tốt lắm, không ngừng nỗ lực."
Đường Văn Sinh khen.
Khi xe bò của Chương Nam Tuyền vội vàng đưa giày len nhà làm đến thì Phong Ánh Nguyệt vừa rót nước cho cậu ấy vừa nói chuyện Dương Bảo Quốc không thu giày len nữa.
Chương Nam Tuyền cũng không bất ngờ gì, khéo léo từ chối lời mời nán lại sau khi ăn của Phong Ánh Nguyệt thì đi dạo một vòng quanh huyện rồi trở về đội sản xuất.
Đám người thím ba Đường biết chuyện không thu giày len nữa thì lấy lại tiền mà Chương Nam Tuyền đưa, trong đó còn có số tiền mà bọn họ nhờ Chương Nam Tuyền mua cuộn len sợi.
"Cũng phải, sắp sang năm mới rồi, nếu còn thu nữa thì đến mùa xuân cũng không mặc được."
"Đúng vậy, mùa đông năm nay có thể lời thêm chút tiền đã là chuyện vui ngoài ý muốn, cũng không tệ."
Tuy mọi người thấy tiếc nuối nhưng cũng không quá thất vọng, dù sao năm nay nhờ vào chút tiền lời buôn bán của Phong Ánh Nguyệt đã là chuyện rất tốt so với những năm qua rồi.
Cuối cùng, Đường Văn Tuệ cũng có thời gian rảnh rỗi không cần đan len nữa, Chương Nam Tuyền không có việc gì thì chơi cùng với cô ấy.
Tình cảm của hai người đang tiến triển rất tốt, Đường Văn Cường thấy hâm mộ nên thường tặng quà cho nhà Xuân Phân, tiện thể giúp đỡ làm việc luôn.
Nhà Xuân Phân rất tốt với Đường Văn Cường, chị dâu Xuân Phân còn lén nói với mẹ Xuân Phân rằng: "Cái cậu Trương Đại Lực kia kìa, đính hôn với nhà mình lâu như vậy mà có giúp cho nhà mình được chuyện gì đâu? Lần nào cũng là nhà mình đi giúp nhà người ta, xem cái cậu này đi, so người này với người kia quả là tức muốn chết!"
"Sau này đừng nói mấy chuyện xui xẻo đó nữa! Hừ! Cách xa cậu ta ra thì Xuân Phân nhà mình mới ngày càng tốt hơn." Mẹ Xuân Phân trách móc: "Nhìn đi, bây giờ hai người bọn nó tốt vậy thôi, chứ đến lúc cãi nhau thì mấy chuyện thất đức của cậu ta khiến cho vợ cậu ta bị người khác chửi rủa đấy thôi!"
Quả thật như vậy, bây giờ nói không để bụng nhưng thực chất đã trở thành một cái gai rồi.