Chương 283
Tống Chi gửi thư 3
Thím Lâm nấu một nồi xương sườn to, xào mấy đĩa rau xanh, nấu cơm, Phong Ánh Nguyệt còn mang nhiều bánh bao cuộn tới đây như thế, thêm cả rượu mà cậu Lưu mang tới, có thể nói là phong phú như đang ăn Tết vậy.
Vẻ ngoài con chú út Lâm giống chú Lâm khoảng sáu phần, anh ấy và Đường Văn Sinh ngồi cùng một chỗ, Phong Ánh Nguyệt thì ngồi giữa Vĩnh Bình và thím Lâm.
Bữa cơm này ăn rất vui vẻ, sau khi giúp đỡ nhau dọn dẹp, ba người Phong Ánh Nguyệt quay về nhà cách vách.
Đường Văn Sinh đi nấu nước rửa chân, Phong Ánh Nguyệt giúp cậu Lưu nhóm bếp lò ở nhà chính lên, bây giờ vẫn còn hơi lạnh nên buổi tối phải có bếp lò mới ấm được.
Cậu Lưu uống hơi quá chén, bây giờ đang ngồi cạnh bàn trong nhà chính, miệng lẩm bẩm tên vợ mình.
Phong Ánh Nguyệt nghe mà thấy hơi chua xót.
Chờ Đường Văn Sinh giúp cậu Lưu rửa chân và mặt, đỡ người vào nhà nghỉ ngơi xong thì Phong Ánh Nguyệt cũng rửa mặt xong rồi, đang ngồi đọc sách cạnh bếp lò trong phòng khách ở phòng phía đông.
Nơi đã được nối điện cũng tiện thật, lúc đọc sách cũng sáng hơn so với dùng đèn dầu.
"Thu dọn xong rồi sao?"
Thấy Đường Văn Sinh bước vào, Phong Ánh Nguyệt cười hỏi.
"Ừ, anh cũng đặt bếp lửa và giữa nhà rồi." Đường Văn Sinh thuận tay cầm cuốn sách mình đặt trên kệ lúc trước, ngồi xuống bên cạnh Phong Ánh Nguyệt: "Vẫn luôn gọi tên mợ."
"Hồi nãy em cũng nghe thấy." Phong Ánh Nguyệt gật đầu: "Nghe thím Lâm nói, cũng nhiều năm rồi con gái cậu cả vẫn chưa về, tính tình hai người đều cứng đầu."
"Đúng vậy." Đường Văn Sinh thở dài: "Nhà ai cũng có vấn đề riêng, cũng may vấn đề của nhà mình còn đơn giản."
Vấn đề lớn nhất của nhà họ, chính là thân thế của Nguyên Đản.
Phong Ánh Nguyệt nghe thế thì nắm lấy cổ tay của anh: "Đó là vì anh không quan tâm."
Đường Văn Sinh cười khẽ.
Cửa nhà chính đã đóng lại rồi, anh thò lại gần hôn lên môi Phong Ánh Nguyệt.
Vì thế không xem nổi sách nữa, Đường Văn Sinh ôm Phong Ánh Nguyệt vào phòng rồi quay ra tắt đèn, xách bếp lửa vào phòng, một đêm cảnh xuân ngủ ngon.
Hôm sau, họ ăn bánh bao cuộn đã hấp sẵn từ hôm qua, cùng với canh rau xanh, sau khi có món nóng vào bụng thì cậu Lưu cảm thấy mình tỉnh táo hơn gấp trăm lần.
Sau khi ông ấy ra ngoài, Phong Ánh Nguyệt bọn họ cũng đi tới trường học, mỗi người tự đi dạo trường của mình xong, hai người Đường Văn Sinh lại đi mua thức ăn rồi về nhà nấu cơm trưa.
Buổi chiều thì ở nhà đọc sách.
Vĩnh Bình cũng rất thích tới tìm họ để chơi, Đường Văn Sinh làm một món đồ chơi liên hoàn móc vào nhau bằng sắt cho thằng bé, để cho thằng bé tự mày mò. Thằng bé thích lắm, cũng khiến mấy đứa trẻ trong hẻm quan sát, cuối cùng Vĩnh Bình và bọn chúng chơi rất vui vẻ trong hẻm.
Thím Lâm cười tủm tỉm đứng ở cửa sân nhìn, ông cụ ở cách vách ra ngoài tản bộ, sau khi nhìn thấy món đồ chơi của bọn nhỏ thì hỏi.
"Chú út của thằng bé làm cho à?"
"Không phải, là chú Tiểu Đường của thằng bé làm." Thím Lâm trả lời.
Ngoài sân vô cùng náo nhiệt nhưng Phong Ánh Nguyệt bọn họ cũng chỉ nghe thấy được một chút âm thanh, tới chạng vạng, cậu Lưu trở về còn mang theo lỗ tai heo, nói là để ăn mừng ngày mai bọn họ nhập học.
"Giữa trưa em sẽ chờ anh ở đây."
"Được."
Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh tách ra ở lối rẽ, lúc này có rất nhiều người ở cổng hai trường học, có lớn tuổi, cũng có trẻ tuổi.
Tìm được lớp của mình, Phong Ánh Nguyệt xách túi vải bố đi vào, tìm tạm một chỗ để ngồi xuống.
Người vào phòng học càng lúc càng nhiều, cuối cùng người ngồi xuống bên cạnh Phong Ánh Nguyệt là một người phụ nữ có làn da ngăm đen, trông đã hơn ba mươi tuổi.
Cô ấy nhiệt tình chào hỏi với Phong Ánh Nguyệt: "Bạn học à, trông em xinh thật đó."
Cô ấy còn đặt tay cạnh tay của Phong Ánh Nguyệt để so sánh thử: "Chị đen thật đấy."
"Em giống người trong nhà, không dễ bắt nắng." Phong Ánh Nguyệt thuận miệng nói.
Đối phương nhếch môi cười, buông tay xuống: "Vậy thì tốt quá, chứ chị vừa phơi là đen ngay, hơn nữa năm sau còn đen hơn năm trước..."
Hai người nói chuyện một lát thì một người đàn ông khoảng hơn năm mươi tuổi bước vào.
"Các bạn học, xin hãy giữ trật tự..."
Tiết đầu tiên là tự giới thiệu, bạn ngồi cùng bàn với Phong Ánh Nguyệt tên là La Thanh Hồng, vốn là người thành phố nhưng mấy năm trước xuống nông thôn làm thanh niên trí thức, lần này thi đậu đại học rồi mới xin quay về thành phố.
Trong lớp có tám người vượt qua kỳ thi đại học để làm sinh viên khóa này giống như Phong Ánh Nguyệt, còn thanh niên trí thức quay về thành phố giống như La Thanh Hồng thì có mười hai người.
Trong lớp có tổng cộng hai mươi bạn học.
Người lớn tuổi nhất trong số đó đã bốn mươi hai tuổi rồi, còn người trẻ nhất chính là những sinh viên tốt nghiệp khóa này, mười chín tuổi.
Tiết thứ hai là phát sách vở.
Túi mà Phong Ánh Nguyệt mang tới đã căng đầy rồi, cô vừa xem thời khóa biểu được phát xuống vừa cầm bút viết tên mình lên sách vở.
Tiết thứ ba thì bắt đầu chính thức vào học, các giảng viên đều khá lớn tuổi rồi, học thức uyên bác, giảng dạy cũng khá dí dỏm, Phong Ánh Nguyệt nghe rất hăng say.
Cuốn vở mới được mang đến cũng được ghi chép rất nhiều thứ.
Thím Lâm nấu một nồi xương sườn to, xào mấy đĩa rau xanh, nấu cơm, Phong Ánh Nguyệt còn mang nhiều bánh bao cuộn tới đây như thế, thêm cả rượu mà cậu Lưu mang tới, có thể nói là phong phú như đang ăn Tết vậy.
Vẻ ngoài con chú út Lâm giống chú Lâm khoảng sáu phần, anh ấy và Đường Văn Sinh ngồi cùng một chỗ, Phong Ánh Nguyệt thì ngồi giữa Vĩnh Bình và thím Lâm.
Bữa cơm này ăn rất vui vẻ, sau khi giúp đỡ nhau dọn dẹp, ba người Phong Ánh Nguyệt quay về nhà cách vách.
Đường Văn Sinh đi nấu nước rửa chân, Phong Ánh Nguyệt giúp cậu Lưu nhóm bếp lò ở nhà chính lên, bây giờ vẫn còn hơi lạnh nên buổi tối phải có bếp lò mới ấm được.
Cậu Lưu uống hơi quá chén, bây giờ đang ngồi cạnh bàn trong nhà chính, miệng lẩm bẩm tên vợ mình.
Phong Ánh Nguyệt nghe mà thấy hơi chua xót.
Chờ Đường Văn Sinh giúp cậu Lưu rửa chân và mặt, đỡ người vào nhà nghỉ ngơi xong thì Phong Ánh Nguyệt cũng rửa mặt xong rồi, đang ngồi đọc sách cạnh bếp lò trong phòng khách ở phòng phía đông.
Nơi đã được nối điện cũng tiện thật, lúc đọc sách cũng sáng hơn so với dùng đèn dầu.
"Thu dọn xong rồi sao?"
Thấy Đường Văn Sinh bước vào, Phong Ánh Nguyệt cười hỏi.
"Ừ, anh cũng đặt bếp lửa và giữa nhà rồi." Đường Văn Sinh thuận tay cầm cuốn sách mình đặt trên kệ lúc trước, ngồi xuống bên cạnh Phong Ánh Nguyệt: "Vẫn luôn gọi tên mợ."
"Hồi nãy em cũng nghe thấy." Phong Ánh Nguyệt gật đầu: "Nghe thím Lâm nói, cũng nhiều năm rồi con gái cậu cả vẫn chưa về, tính tình hai người đều cứng đầu."
"Đúng vậy." Đường Văn Sinh thở dài: "Nhà ai cũng có vấn đề riêng, cũng may vấn đề của nhà mình còn đơn giản."
Vấn đề lớn nhất của nhà họ, chính là thân thế của Nguyên Đản.
Phong Ánh Nguyệt nghe thế thì nắm lấy cổ tay của anh: "Đó là vì anh không quan tâm."
Đường Văn Sinh cười khẽ.
Cửa nhà chính đã đóng lại rồi, anh thò lại gần hôn lên môi Phong Ánh Nguyệt.
Vì thế không xem nổi sách nữa, Đường Văn Sinh ôm Phong Ánh Nguyệt vào phòng rồi quay ra tắt đèn, xách bếp lửa vào phòng, một đêm cảnh xuân ngủ ngon.
Hôm sau, họ ăn bánh bao cuộn đã hấp sẵn từ hôm qua, cùng với canh rau xanh, sau khi có món nóng vào bụng thì cậu Lưu cảm thấy mình tỉnh táo hơn gấp trăm lần.
Sau khi ông ấy ra ngoài, Phong Ánh Nguyệt bọn họ cũng đi tới trường học, mỗi người tự đi dạo trường của mình xong, hai người Đường Văn Sinh lại đi mua thức ăn rồi về nhà nấu cơm trưa.
Buổi chiều thì ở nhà đọc sách.
Vĩnh Bình cũng rất thích tới tìm họ để chơi, Đường Văn Sinh làm một món đồ chơi liên hoàn móc vào nhau bằng sắt cho thằng bé, để cho thằng bé tự mày mò. Thằng bé thích lắm, cũng khiến mấy đứa trẻ trong hẻm quan sát, cuối cùng Vĩnh Bình và bọn chúng chơi rất vui vẻ trong hẻm.
Thím Lâm cười tủm tỉm đứng ở cửa sân nhìn, ông cụ ở cách vách ra ngoài tản bộ, sau khi nhìn thấy món đồ chơi của bọn nhỏ thì hỏi.
"Chú út của thằng bé làm cho à?"
"Không phải, là chú Tiểu Đường của thằng bé làm." Thím Lâm trả lời.
Ngoài sân vô cùng náo nhiệt nhưng Phong Ánh Nguyệt bọn họ cũng chỉ nghe thấy được một chút âm thanh, tới chạng vạng, cậu Lưu trở về còn mang theo lỗ tai heo, nói là để ăn mừng ngày mai bọn họ nhập học.
"Giữa trưa em sẽ chờ anh ở đây."
"Được."
Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh tách ra ở lối rẽ, lúc này có rất nhiều người ở cổng hai trường học, có lớn tuổi, cũng có trẻ tuổi.
Tìm được lớp của mình, Phong Ánh Nguyệt xách túi vải bố đi vào, tìm tạm một chỗ để ngồi xuống.
Người vào phòng học càng lúc càng nhiều, cuối cùng người ngồi xuống bên cạnh Phong Ánh Nguyệt là một người phụ nữ có làn da ngăm đen, trông đã hơn ba mươi tuổi.
Cô ấy nhiệt tình chào hỏi với Phong Ánh Nguyệt: "Bạn học à, trông em xinh thật đó."
Cô ấy còn đặt tay cạnh tay của Phong Ánh Nguyệt để so sánh thử: "Chị đen thật đấy."
"Em giống người trong nhà, không dễ bắt nắng." Phong Ánh Nguyệt thuận miệng nói.
Đối phương nhếch môi cười, buông tay xuống: "Vậy thì tốt quá, chứ chị vừa phơi là đen ngay, hơn nữa năm sau còn đen hơn năm trước..."
Hai người nói chuyện một lát thì một người đàn ông khoảng hơn năm mươi tuổi bước vào.
"Các bạn học, xin hãy giữ trật tự..."
Tiết đầu tiên là tự giới thiệu, bạn ngồi cùng bàn với Phong Ánh Nguyệt tên là La Thanh Hồng, vốn là người thành phố nhưng mấy năm trước xuống nông thôn làm thanh niên trí thức, lần này thi đậu đại học rồi mới xin quay về thành phố.
Trong lớp có tám người vượt qua kỳ thi đại học để làm sinh viên khóa này giống như Phong Ánh Nguyệt, còn thanh niên trí thức quay về thành phố giống như La Thanh Hồng thì có mười hai người.
Trong lớp có tổng cộng hai mươi bạn học.
Người lớn tuổi nhất trong số đó đã bốn mươi hai tuổi rồi, còn người trẻ nhất chính là những sinh viên tốt nghiệp khóa này, mười chín tuổi.
Tiết thứ hai là phát sách vở.
Túi mà Phong Ánh Nguyệt mang tới đã căng đầy rồi, cô vừa xem thời khóa biểu được phát xuống vừa cầm bút viết tên mình lên sách vở.
Tiết thứ ba thì bắt đầu chính thức vào học, các giảng viên đều khá lớn tuổi rồi, học thức uyên bác, giảng dạy cũng khá dí dỏm, Phong Ánh Nguyệt nghe rất hăng say.
Cuốn vở mới được mang đến cũng được ghi chép rất nhiều thứ.