Chương 300
Thiên phú hội họa 2
Đường Văn Sinh cũng uống có một ít, đa số là ngồi rót rượu cho bọn họ.
"Nó đã ngoài hai mươi rồi, những người bằng tuổi nó trong con hẻm nhỏ này không phải là đang đi xin hỏi cưới thì cũng đã làm cha rồi, còn nó thì lại không thèm nghe lời bọn tôi." Thím Lâm uống một ngụm rượu lớn sau đó tặc lưỡi nói: "Tôi biết nó nhớ tới chuyện của thằng cả, nhưng thằng cả không chịu trở về, chỉ biết chạy theo con bé nhà họ Hoa kia thì có được lợi ích gì đâu."
"Chúng ta viết thư cho thằng cả để nó khuyên thằng út thì cũng thế thôi, thằng út đã nói là ngày nào thằng cả còn chưa kết hôn thì ngày đó nó cũng sẽ không lập gia đình, mọi người nghĩ xem chuyện này có nhức đầu không chứ..."
Chú Lâm bỏ một hạt đậu phộng vào trong miệng.
Hôm nay là thứ bảy, hiếm khi chú Lâm và cậu Lưu mới xin nghỉ phép cùng ngày với nhau nên mới sáng sớm đã tụ tập nói chuyện.
Cậu Lưu khẽ hừ một tiếng, cầm cốc rượu lên nói: "Lúc trước tôi đã khuyên hai người đừng có làm như vậy, nó sẽ bỏ chạy cho mà coi nhưng hai người lại không tin, bây giờ thì hay rồi, nó dọn thẳng ra ký túc xá luôn, tôi nghĩ nó không dễ gì mà trở về đâu."
Chú Bồ ở đối diện chắp tay ra sau lưng cười tủm tỉm bước vào trong sân nhà bọn họ: "Ồ, mọi người đều đang ở đây sao? Tôi tới ngồi chơi một chút."
Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh đứng dậy, mời ông ấy ngồi, Đường Văn Sinh đem một cái cốc sạch tới: "Mời chú Bồ ngồi."
"Thôi, cháu cứ kệ chú đi." Chú Bồ định nói mình ngồi ở đâu cũng được.
"Không có gì đâu ạ, chúng cháu cũng đang chuẩn bị đến tiệm sách Phú Cường."
Đường Văn Sinh cười nói.
"Vậy được rồi." Chú Bồ yên tâm ngồi xuống, Vĩnh Bình cũng rời bàn đi ra ngoài với bọn Phong Ánh Nguyệt.
Thấy ông ấy vui vẻ đi tới đây, chú Lâm hỏi: "Có chuyện vui sao?"
"Con bé lớn của tôi viết thư về nói là chấp nhận xin nghỉ trở về đi xem mắt." Chú Bồ mỉm cười nói.
Con gái lớn của ông ấy từ nhỏ đã thích anh cả Lâm, mấy năm nay ở nông thôn làm thanh niên tri thức ở viện giáo dục thanh niên với anh cả Lâm và những người khác, chắc là cảm thấy mình có đợi nữa thì cũng không có kết quả, vì vậy cô ấy liền gửi thư về bày tỏ mình đồng ý chuyện đi coi mắt.
Thanh niên tri thức một năm được về nhà hai lần, không thể ở lại quá lâu nhưng có rất nhiều thanh niên tri thức bởi vì ở xa nhà nên một năm cũng không về nhà được một lần. Vừa nghe con gái lớn nhà họ Bồ đồng ý về coi mắt, vợ chồng chú Lâm đều rất vui, trước kia bọn họ xem đối phương như con dâu lớn mà đối đãi, nhưng con trai họ thì lại không như vậy, chỉ thích mỗi con bé nhà họ Hoa kia.
"Vậy thì tốt quá, khi nào con bé về? Để tôi làm vài món, hai cha con nhất định phải tới ăn..."
Họ ở nhà trên tán gẫu, ba người Phong Ánh Nguyệt đã đi hết con hẻm tới tiệm sách Phú Cường.
Đầu tiên trả lại sách đã mượn hai ngày trước, sau đó chia ra tìm quyển sách nào đó hay hay để đi mượn tiếp.
Dạo gần đây, hai trường có tổ chức cuộc thi học tập, nếu giành được hạng ba thì không chỉ có tiền thưởng mà còn được tăng thêm tín chỉ, vì vậy hôm nay hai người tới mượn sách đều có liên quan đến cuộc thi này.
Mượn sách xong, họ liền đi ra chợ nông sản mua đồ ăn, việc mua đồ ở thành phố lớn này tiện hơn so với ở huyện, dù có đi sớm hay muộn thì vẫn có đầy đủ các loại thịt.
Thấy hôm nay có nhiều người đến nhà như vậy, Phong Ánh Nguyệt liền quyết định làm món cá nấu dưa chua: "Vĩnh Bình, lần này cháu nhất định phải ăn thử món cá của dì Phong đấy."
Vĩnh Bình vui vẻ gật đầu, lần trước khi hai người Phong Ánh Nguyệt từ dưới quê lên thì có mang thư của Nguyên Đản viết cho Vĩnh Bình tới, trong thư không có quá nhiều chữ viết xiêu vẹo, hầu hết đều toàn là hình vẽ của Nguyên Đản.
Các bạn nhỏ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của bức tranh của nhau nên Vĩnh Bình luôn cố gắng vẽ ra những điều thú vị trong thành phố bằng bút chì sau đó nhờ Phong Ánh Nguyệt lần kế tiếp có gửi thư về thì cũng gửi về cho Nguyên Đản.
Lúc Mẹ Đường đón Nguyên Đản về nhà ngang, bác Ngô liền nói họ có thư.
Nguyên Đản vô cùng vui vẻ cầm thư trở về nhà với mẹ Đường.
"Cháu đọc ra được bao nhiêu chữ?"
Mẹ Đường thấy cậu nhóc mở thư ra nhìn, bà ấy vừa chọn thức ăn vừa hỏi.
"Cũng được khá nhiều ạ." Nguyên Đản xấu hổ trả lời.
Thật ra cậu nhóc không hiểu rõ những gì Phong Ánh Nguyệt viết trong thư, nhưng cậu biết ở trên cùng là tên của mình: "Mẹ bảo cháu phải biết nghe lời bà và chăm sóc ông bà nội cho thật tốt."
"Giỏi lắm."
Mẹ Đường mỉm cười trả lời.
Đường Văn Sinh cũng uống có một ít, đa số là ngồi rót rượu cho bọn họ.
"Nó đã ngoài hai mươi rồi, những người bằng tuổi nó trong con hẻm nhỏ này không phải là đang đi xin hỏi cưới thì cũng đã làm cha rồi, còn nó thì lại không thèm nghe lời bọn tôi." Thím Lâm uống một ngụm rượu lớn sau đó tặc lưỡi nói: "Tôi biết nó nhớ tới chuyện của thằng cả, nhưng thằng cả không chịu trở về, chỉ biết chạy theo con bé nhà họ Hoa kia thì có được lợi ích gì đâu."
"Chúng ta viết thư cho thằng cả để nó khuyên thằng út thì cũng thế thôi, thằng út đã nói là ngày nào thằng cả còn chưa kết hôn thì ngày đó nó cũng sẽ không lập gia đình, mọi người nghĩ xem chuyện này có nhức đầu không chứ..."
Chú Lâm bỏ một hạt đậu phộng vào trong miệng.
Hôm nay là thứ bảy, hiếm khi chú Lâm và cậu Lưu mới xin nghỉ phép cùng ngày với nhau nên mới sáng sớm đã tụ tập nói chuyện.
Cậu Lưu khẽ hừ một tiếng, cầm cốc rượu lên nói: "Lúc trước tôi đã khuyên hai người đừng có làm như vậy, nó sẽ bỏ chạy cho mà coi nhưng hai người lại không tin, bây giờ thì hay rồi, nó dọn thẳng ra ký túc xá luôn, tôi nghĩ nó không dễ gì mà trở về đâu."
Chú Bồ ở đối diện chắp tay ra sau lưng cười tủm tỉm bước vào trong sân nhà bọn họ: "Ồ, mọi người đều đang ở đây sao? Tôi tới ngồi chơi một chút."
Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh đứng dậy, mời ông ấy ngồi, Đường Văn Sinh đem một cái cốc sạch tới: "Mời chú Bồ ngồi."
"Thôi, cháu cứ kệ chú đi." Chú Bồ định nói mình ngồi ở đâu cũng được.
"Không có gì đâu ạ, chúng cháu cũng đang chuẩn bị đến tiệm sách Phú Cường."
Đường Văn Sinh cười nói.
"Vậy được rồi." Chú Bồ yên tâm ngồi xuống, Vĩnh Bình cũng rời bàn đi ra ngoài với bọn Phong Ánh Nguyệt.
Thấy ông ấy vui vẻ đi tới đây, chú Lâm hỏi: "Có chuyện vui sao?"
"Con bé lớn của tôi viết thư về nói là chấp nhận xin nghỉ trở về đi xem mắt." Chú Bồ mỉm cười nói.
Con gái lớn của ông ấy từ nhỏ đã thích anh cả Lâm, mấy năm nay ở nông thôn làm thanh niên tri thức ở viện giáo dục thanh niên với anh cả Lâm và những người khác, chắc là cảm thấy mình có đợi nữa thì cũng không có kết quả, vì vậy cô ấy liền gửi thư về bày tỏ mình đồng ý chuyện đi coi mắt.
Thanh niên tri thức một năm được về nhà hai lần, không thể ở lại quá lâu nhưng có rất nhiều thanh niên tri thức bởi vì ở xa nhà nên một năm cũng không về nhà được một lần. Vừa nghe con gái lớn nhà họ Bồ đồng ý về coi mắt, vợ chồng chú Lâm đều rất vui, trước kia bọn họ xem đối phương như con dâu lớn mà đối đãi, nhưng con trai họ thì lại không như vậy, chỉ thích mỗi con bé nhà họ Hoa kia.
"Vậy thì tốt quá, khi nào con bé về? Để tôi làm vài món, hai cha con nhất định phải tới ăn..."
Họ ở nhà trên tán gẫu, ba người Phong Ánh Nguyệt đã đi hết con hẻm tới tiệm sách Phú Cường.
Đầu tiên trả lại sách đã mượn hai ngày trước, sau đó chia ra tìm quyển sách nào đó hay hay để đi mượn tiếp.
Dạo gần đây, hai trường có tổ chức cuộc thi học tập, nếu giành được hạng ba thì không chỉ có tiền thưởng mà còn được tăng thêm tín chỉ, vì vậy hôm nay hai người tới mượn sách đều có liên quan đến cuộc thi này.
Mượn sách xong, họ liền đi ra chợ nông sản mua đồ ăn, việc mua đồ ở thành phố lớn này tiện hơn so với ở huyện, dù có đi sớm hay muộn thì vẫn có đầy đủ các loại thịt.
Thấy hôm nay có nhiều người đến nhà như vậy, Phong Ánh Nguyệt liền quyết định làm món cá nấu dưa chua: "Vĩnh Bình, lần này cháu nhất định phải ăn thử món cá của dì Phong đấy."
Vĩnh Bình vui vẻ gật đầu, lần trước khi hai người Phong Ánh Nguyệt từ dưới quê lên thì có mang thư của Nguyên Đản viết cho Vĩnh Bình tới, trong thư không có quá nhiều chữ viết xiêu vẹo, hầu hết đều toàn là hình vẽ của Nguyên Đản.
Các bạn nhỏ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của bức tranh của nhau nên Vĩnh Bình luôn cố gắng vẽ ra những điều thú vị trong thành phố bằng bút chì sau đó nhờ Phong Ánh Nguyệt lần kế tiếp có gửi thư về thì cũng gửi về cho Nguyên Đản.
Lúc Mẹ Đường đón Nguyên Đản về nhà ngang, bác Ngô liền nói họ có thư.
Nguyên Đản vô cùng vui vẻ cầm thư trở về nhà với mẹ Đường.
"Cháu đọc ra được bao nhiêu chữ?"
Mẹ Đường thấy cậu nhóc mở thư ra nhìn, bà ấy vừa chọn thức ăn vừa hỏi.
"Cũng được khá nhiều ạ." Nguyên Đản xấu hổ trả lời.
Thật ra cậu nhóc không hiểu rõ những gì Phong Ánh Nguyệt viết trong thư, nhưng cậu biết ở trên cùng là tên của mình: "Mẹ bảo cháu phải biết nghe lời bà và chăm sóc ông bà nội cho thật tốt."
"Giỏi lắm."
Mẹ Đường mỉm cười trả lời.