Chương 150
Gà hầm hạt dẻ 2
Sáng hôm sau, mở cửa ra thấy mưa vẫn chưa tạnh, Phong Ánh Nguyệt bèn mặc thêm một bộ đồ cho Nguyên Đản.
Đường Văn Sinh che ô đi làm, chị dâu Triệu và chị dâu hai Ngô đưa con đến chơi.
Nhìn tấm ván gỗ dài và tấm rèm bằng vải bố, hai người rất thích thú.
“Chỉ cần vừa bước vào nhà chị là có thể nhìn thấy toàn bộ căn nhà, đồ vật của người lớn và trẻ con cũng nhiều, rất bừa bộn. Làm sao được như nhà của Ánh Nguyệt, sạch sẽ gọn gàng quá.”
Chị dâu Triệu khen ngợi.
“Nhà của chị cũng vậy.” Chị dâu hai Ngô liên tục gật đầu: “Chị đã muốn chia phòng từ lâu, ngủ bên trong, ăn cơm ở bên ngoài nhưng mãi chẳng động tay.”
“Chị lười làm, ngày nào cũng không bận chuyện gì, nhưng vẫn thấy có thật là nhiều việc.”
Chị dâu hai Ngô vươn tay đ.ấ.m lên bả vai mình mấy cái: “Gần đây ngày nào trời cũng mưa, lúc nào bả vai và eo cũng khó chịu. Không ở cữ là phiền phức như vậy đó. Ánh Nguyệt này, sau này em phải ở cữ cho đàng hoàng.”
“Đúng vậy.” Nói đến bệnh sau sinh, chị dâu Triệu cũng có rất nhiều điều muốn nói.
Thím Điền và chị dâu Trương cũng tới, còn cầm theo một cái túi, bên trong là một cuộn len.
“Thím định đan một cái áo len cho chú Điền của cháu.”
“Chị đan thêm một đoạn cho Yến Tử, năm nay con bé cao hơn rồi, không mặc được đồ len của năm ngoái nữa.”
Phong Ánh Nguyệt cũng biết đan áo len, cô còn biết đan khăn quàng cổ, mũ len và giày len, búp bê len và cả hoa len nữa, túi len cô cũng làm được.
Đây là việc mà cô học được ở trên mạng để bán kiếm tiền khi còn học đại học.
Để có thể bán được nhiều tiền hơn, cô có thể đan rất nhiều món đồ từ len.
Phong Ánh Nguyệt hỏi giá tiền của một cuộn len, vừa nghe một cuộn giá một hào, áo len cho trẻ con thì chỉ cần từ hai đến ba cuộn là có thể đan được. Phong Ánh Nguyệt sờ cằm, cứ thử đan một chiếc cho Nguyên Đản trước xem sao.
Nghĩ vậy, cô tranh thủ thời gian đưa Nguyên Đản đi mua mấy cuộn len, sẵn tiện đến bưu điện xem thử cho thư hồi âm hay không.
Nhưng tiếc là không có.
Cô đan một chiếc áo màu đen cho Nguyên Đản, ở trước n.g.ự.c thì dùng len màu đỏ và trắng để đan thành hai con chim nhỏ rất đáng yêu. Việc này tốn của cô ba ngày liền.
Khi Nguyên Đản nhìn thấy chiếc áo len đã thành hình, ngay khi Phong Ánh Nguyệt cất kim đi, nó nhảy nhót đòi Đường Văn Sinh đưa mình đi tắm.
Khi trở về mặc thử chiếc áo len đó, nó nâng niu sờ hai con chim nhỏ sống động ở trước ngực: “Ngày mai con muốn mặc ra ngoài cho tụi con gái xem!”
“Được rồi, ngủ đi nào.”
“Con muốn mặc nó đi ngủ.”
“Không được.” Phong Ánh Nguyệt lắc đầu: “Chúng ta đã đắp chăn rồi, nếu con mặc áo len nữa thì nóng lắm. Mà nóng thì con sẽ đá chăn, cha mẹ mà không để ý, con sẽ bị cảm lạnh, cảm lạnh sẽ bị đưa đến bệnh viện huyện để tét mông…”
“Không mặc, không mặc nữa.” Nguyên Đản tự cởi chiếc áo ra, sau đó cẩn thận đặt ở bên cạnh gối của mình: “Con đặt ở đây được không?”
“Được.” Phong Ánh Nguyệt mỉm cười xoa đầu nó: “Hai ngày nữa mẹ sẽ làm cho con một cái thú vị lắm.”
Kim móc gỗ đã được Đường Văn Sinh làm và mài bóng, có thể làm ra một vài đồ chơi thú vị.
“Đừng có chiều nó quá.”
Sau khi Nguyên Đản đã ngủ, Đường Văn Sinh nói nhỏ: “Em muốn làm gì thì làm cái đó, đừng có theo ý nó.”
“Vậy nếu em nghe theo anh thì sao?”
Phong Ánh Nguyệt hỏi.
Đường Văn Sinh nghiêm túc gật đầu: “Nên vậy, giống như anh nghe theo em vậy.”
“Được rồi, ghen với con làm gì.” Phong Ánh Nguyệt chọc vào má anh: “Gần đây trời vừa lạnh vừa hay có mưa, em và nhóm chị dâu và thím ngồi nói chuyện phiếm với nhau, lúc không có việc gì mới làm. Khi nào trời đẹp hơn, em sẽ đưa Nguyên Đản ra ngoài đi bộ.”
Đường Văn Sinh nắm lấy tay cô, ôm cô thật chặt: “Ừm.”
Người anh nóng hầm hập quanh năm. Khi vào hè, Phong Ánh Nguyệt rất ghét, nhưng khi trời thu đông thì cô lại rất thích đến gần để sưởi ấm tay chân.
Người Nguyên Đản cũng rất nóng, nhưng Đường Văn Sinh thích độc chiếm cô, nên Nguyên Đản chỉ có thể ngủ khò khò một mình.
“Nguyên Đản, con chim trên áo cậu thật là đẹp!”
“Đúng vậy, đẹp quá đi mất!”
Sáng hôm sau, mở cửa ra thấy mưa vẫn chưa tạnh, Phong Ánh Nguyệt bèn mặc thêm một bộ đồ cho Nguyên Đản.
Đường Văn Sinh che ô đi làm, chị dâu Triệu và chị dâu hai Ngô đưa con đến chơi.
Nhìn tấm ván gỗ dài và tấm rèm bằng vải bố, hai người rất thích thú.
“Chỉ cần vừa bước vào nhà chị là có thể nhìn thấy toàn bộ căn nhà, đồ vật của người lớn và trẻ con cũng nhiều, rất bừa bộn. Làm sao được như nhà của Ánh Nguyệt, sạch sẽ gọn gàng quá.”
Chị dâu Triệu khen ngợi.
“Nhà của chị cũng vậy.” Chị dâu hai Ngô liên tục gật đầu: “Chị đã muốn chia phòng từ lâu, ngủ bên trong, ăn cơm ở bên ngoài nhưng mãi chẳng động tay.”
“Chị lười làm, ngày nào cũng không bận chuyện gì, nhưng vẫn thấy có thật là nhiều việc.”
Chị dâu hai Ngô vươn tay đ.ấ.m lên bả vai mình mấy cái: “Gần đây ngày nào trời cũng mưa, lúc nào bả vai và eo cũng khó chịu. Không ở cữ là phiền phức như vậy đó. Ánh Nguyệt này, sau này em phải ở cữ cho đàng hoàng.”
“Đúng vậy.” Nói đến bệnh sau sinh, chị dâu Triệu cũng có rất nhiều điều muốn nói.
Thím Điền và chị dâu Trương cũng tới, còn cầm theo một cái túi, bên trong là một cuộn len.
“Thím định đan một cái áo len cho chú Điền của cháu.”
“Chị đan thêm một đoạn cho Yến Tử, năm nay con bé cao hơn rồi, không mặc được đồ len của năm ngoái nữa.”
Phong Ánh Nguyệt cũng biết đan áo len, cô còn biết đan khăn quàng cổ, mũ len và giày len, búp bê len và cả hoa len nữa, túi len cô cũng làm được.
Đây là việc mà cô học được ở trên mạng để bán kiếm tiền khi còn học đại học.
Để có thể bán được nhiều tiền hơn, cô có thể đan rất nhiều món đồ từ len.
Phong Ánh Nguyệt hỏi giá tiền của một cuộn len, vừa nghe một cuộn giá một hào, áo len cho trẻ con thì chỉ cần từ hai đến ba cuộn là có thể đan được. Phong Ánh Nguyệt sờ cằm, cứ thử đan một chiếc cho Nguyên Đản trước xem sao.
Nghĩ vậy, cô tranh thủ thời gian đưa Nguyên Đản đi mua mấy cuộn len, sẵn tiện đến bưu điện xem thử cho thư hồi âm hay không.
Nhưng tiếc là không có.
Cô đan một chiếc áo màu đen cho Nguyên Đản, ở trước n.g.ự.c thì dùng len màu đỏ và trắng để đan thành hai con chim nhỏ rất đáng yêu. Việc này tốn của cô ba ngày liền.
Khi Nguyên Đản nhìn thấy chiếc áo len đã thành hình, ngay khi Phong Ánh Nguyệt cất kim đi, nó nhảy nhót đòi Đường Văn Sinh đưa mình đi tắm.
Khi trở về mặc thử chiếc áo len đó, nó nâng niu sờ hai con chim nhỏ sống động ở trước ngực: “Ngày mai con muốn mặc ra ngoài cho tụi con gái xem!”
“Được rồi, ngủ đi nào.”
“Con muốn mặc nó đi ngủ.”
“Không được.” Phong Ánh Nguyệt lắc đầu: “Chúng ta đã đắp chăn rồi, nếu con mặc áo len nữa thì nóng lắm. Mà nóng thì con sẽ đá chăn, cha mẹ mà không để ý, con sẽ bị cảm lạnh, cảm lạnh sẽ bị đưa đến bệnh viện huyện để tét mông…”
“Không mặc, không mặc nữa.” Nguyên Đản tự cởi chiếc áo ra, sau đó cẩn thận đặt ở bên cạnh gối của mình: “Con đặt ở đây được không?”
“Được.” Phong Ánh Nguyệt mỉm cười xoa đầu nó: “Hai ngày nữa mẹ sẽ làm cho con một cái thú vị lắm.”
Kim móc gỗ đã được Đường Văn Sinh làm và mài bóng, có thể làm ra một vài đồ chơi thú vị.
“Đừng có chiều nó quá.”
Sau khi Nguyên Đản đã ngủ, Đường Văn Sinh nói nhỏ: “Em muốn làm gì thì làm cái đó, đừng có theo ý nó.”
“Vậy nếu em nghe theo anh thì sao?”
Phong Ánh Nguyệt hỏi.
Đường Văn Sinh nghiêm túc gật đầu: “Nên vậy, giống như anh nghe theo em vậy.”
“Được rồi, ghen với con làm gì.” Phong Ánh Nguyệt chọc vào má anh: “Gần đây trời vừa lạnh vừa hay có mưa, em và nhóm chị dâu và thím ngồi nói chuyện phiếm với nhau, lúc không có việc gì mới làm. Khi nào trời đẹp hơn, em sẽ đưa Nguyên Đản ra ngoài đi bộ.”
Đường Văn Sinh nắm lấy tay cô, ôm cô thật chặt: “Ừm.”
Người anh nóng hầm hập quanh năm. Khi vào hè, Phong Ánh Nguyệt rất ghét, nhưng khi trời thu đông thì cô lại rất thích đến gần để sưởi ấm tay chân.
Người Nguyên Đản cũng rất nóng, nhưng Đường Văn Sinh thích độc chiếm cô, nên Nguyên Đản chỉ có thể ngủ khò khò một mình.
“Nguyên Đản, con chim trên áo cậu thật là đẹp!”
“Đúng vậy, đẹp quá đi mất!”